Việt Nam Phật giáo sử luận (bộ 3C)

Thương hiệu: Phương Nam Mã sản phẩm: 8932000132868
720,000₫

Việt Nam Phật giáo sử luận (bộ 3C) VLB Tặng bạn

  • VLB15K giảm thêm 15K cho đơn hàng từ 149K [coupon="VLB15K"]
  • VLBFREESHIP giảm thêm 35K chi phí vận chuyển[coupon="VLBFREESHIP"]

Gọi đặt mua 028.38.233.022 (7:30 - 17:00) T2 - T6, Sáng T7

  • FreeShip 35k cho đơn hàng trên 299k
    FreeShip 35k cho đơn hàng trên 299k
  • Thanh toán online qua VNpay, Zalo Pay,...
    Thanh toán online qua VNpay, Zalo Pay,...

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

Nói về lịch sử Phật giáo thì trước Nguyễn Lang khá lâu, những tên tuổi như Trần văn Giáp, Thích Mật Thể, bằng uy tín cá nhân, trong nghiên cứu, biên khảo, hoặc trong hành đạo, xử thế, đã cho ra đời những công trình như Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIÌe siècles và Việt Nam Phật giáo sử lược, khiến người ta nhìn vào phải vì nể. Và trước Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể rất lâu, cũng đã có những bộ “Thiền phả”nổi tiếng, lẻ tẻ xuất hiện trong các thế kỷ XIV đến XIX, như Thiền Uyển Tập Anh, Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục, Thiền uyển đăng lục, Đại Nam thiền uyển truyền đăng lục…mà những ai quan tâm nghiên cứu đều có biết đến dù ít hay nhiều.

Cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý Hoặc Luận, Tứ Thập Nhị Chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Nếu nói rằng Nguyễn Lang đã tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực của lịch sử Phât giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thì cũng không có gì quá đáng, vì lẽ, dù đó đây có nhiều điểm còn phải bổ sung, thay đổi, cái kết cấu mà ông tạo dựng nên trong sách cũng đã trở thành một cái gì khách quan và ổn định, nó góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, đến mức ngay những bộ sách cùng đề tài triển khai sau ông, muốn tự đề xuất một hướng tìm tòi mới, khoa học hơn, xác đáng hơn, chung quy vẫn phải dựa vào kết cấu đó, đôi khi còn biến hóa vay mượn nó một cách lộ liễu.

Thực ra , nói Nguyễn Lang không đưa ra tài liệu gì mới thì cũng không đúng hẳn. Như Bl. Pascal từng lấy ví dụ về một người chơi cầu biết gieo quả cầu đúng chỗ để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của cách lựa chọn và sử dụng tài liệu trong nghiên cứu, ta cũng có thể nói như vậy về bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang. Mặc dù xét từ những tài liệu cốt yếu làm nền cho bộ sách, Nguyễn Lang không có nhiều những tài liệu độc đáo hơn người, nhưng ông lại tìm được nhiều tài liệu bỗ trợ hiếm có, nhất là tài liệu Phật giáo Trung Quốc liên quan đến Phật giáo Việt Nam; đặc biệt hơn nữa là ông đã biết cách làm cho tư liệu “sống dậy”.

Bộ sách của Nguyễn Lang còn có một ưu điểm đáng quý: coi trọng vai trò của tài liệu trong luận chứng, có thái độ tỉnh táo trước hiện tượng thật giả khó phân của nhiều nguồn tư liệu, nhưng không bao giờ đi đến một thái độ cực đoan , hoài nghi chũ nghĩa, trong khi lục vào kho tài liệu nghèo nàn, thậm chí hỗn loạn của cha ông.

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là một đóng góp đáng kể trong số rất ít công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành vào những năm 70). Đây là một công trình kết hợp được tính vững chắc của phương pháp biên khảo và kiến thức sâu rộng về giáo lý đạo Phật. Tác giả đã trình bày một cách rành mạch và khoa học những dữ kiện lịch sử, phân tích và bình luận những tư tưởng, hệ tư tưởng trong suốt diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận không chỉ hữu ích cho giới nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn có giá trị đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam hay văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.

Hỏi đáp - Bình luận

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM